image banner
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH PHÁP CHẾ VIÊN
Ngày 31/3/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2025 và được áp dụng đối với đội ngũ công chức công tác trong lĩnh vực pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Ngày 31/3/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2025 và được áp dụng đối với đội ngũ công chức công tác trong lĩnh vực pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Anh-tin-bai

Thông tư số 03/2025/TT-BTP gồm 10 điều, chia thành 3 chương, quy định chi tiết về ba ngạch pháp chế viên gồm: pháp chế viên, pháp chế viên chính và pháp chế viên cao cấp. Trong đó, điểm cốt lõi là quy định về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và điều kiện nâng ngạch đối với từng cấp ngạch pháp chế viên. Cụ thể:

Về ngạch pháp chế viên cao cấp (Mã số 15.001):

Pháp chế viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong hệ thống pháp chế. Công chức ở ngạch này giữ vai trò chủ trì tổ chức thi hành pháp luật trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc một lĩnh vực chuyên sâu; tham mưu chính sách; chủ trì xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời thực hiện công tác nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, tổng hợp, kết nối nhiệm vụ pháp chế trong phạm vi quản lý.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: (1) Hiểu biết chuyên sâu và khả năng vận dụng thành thạo chính sách pháp luật, xu thế phát triển ngành/lĩnh vực; (2) Năng lực hoạch định chính sách, thẩm định văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ pháp chế có tính chiến lược; (3) Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng: (1) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật; (2) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế; (3) Có bằng cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính; (3) Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Đối với pháp chế viên chính dự thi nâng ngạch lên pháp chế viên cao cấp, yêu cầu thêm:

Có tối thiểu 6 năm (72 tháng) giữ ngạch pháp chế viên chính (hoặc tương đương). Đã chủ trì xây dựng/thẩm định ít nhất 2 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, dự án cấp tỉnh trở lên, hoặc tham gia thẩm định ít nhất 5 văn bản pháp luật, kèm minh chứng bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Về ngạch pháp chế viên chính(Mã số 15.002):

Pháp chế viên chính là công chức có trình độ chuyên môn cao, đảm nhiệm tổ chức thi hành pháp luật và triển khai công tác pháp chế trong một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước tại Trung ương hoặc địa phương. Ngoài ra, công chức ở ngạch này còn chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản pháp luật, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng và tổng hợp nhiệm vụ pháp chế tại cơ quan cấp bộ hoặc cấp tỉnh.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ: (1) Hiểu biết sâu sắc pháp luật và lĩnh vực được giao; (2) Thành thạo kỹ năng xây dựng, góp ý, thẩm định văn bản; (3) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn và phối hợp công tác pháp chế.

Tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng: (1) Có bằng đại học trở lên chuyên ngành luật; (2) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế; (3) Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

Yêu cầu đối với pháp chế viên dự thi nâng ngạch: Có tối thiểu 9 năm (108 tháng) giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương. Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng/thẩm định ít nhất 2 văn bản pháp luật hoặc đề án nghiên cứu từ cấp cơ sở trở lên, kèm theo văn bản xác nhận nhiệm vụ của người có thẩm quyền.

Về ngạch pháp chế viên (Mã số 15.003):

Ngạch pháp chế viên là ngạch khởi đầu trong hệ thống công chức pháp chế, với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện pháp luật, tham gia xây dựng, thẩm định văn bản pháp luật, tổng hợp nhiệm vụ pháp chế và hỗ trợ nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ tại đơn vị công tác.

Tiêu chuẩn chuyên môn: (1) Có hiểu biết đầy đủ, khả năng vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; (2) Có kỹ năng soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản; (3) Có năng lực làm việc độc lập, phối hợp nhóm và sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ theo yêu cầu.

Tiêu chuẩn đào tạo: (1) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật; (2) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế; (3) Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

Yêu cầu bổ nhiệm: Có tối thiểu 2 năm (24 tháng) thực hiện một trong các nhiệm vụ pháp chế quy định tại Chương II Nghị định số 55/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định số 56/2024/NĐ-CP), không tính thời gian tập sự.

* Đáng lưu ý,  tính đến ngày 01/7/2025, công chức thực hiện công tác pháp chế đang được xét chuyển ngạch sang các ngạch pháp chế viên tương ứng theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP thì chỉ áp dụng tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP. Sau ngày 01/7/2025, người được bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Thông tư 03/2025/TT-BTP.

Thông tư số 03/2025/TT-BTP là bước tiến đáng kể trong việc thể chế hóa đội ngũ công chức pháp chế chuyên nghiệp, hệ thống và thống nhất. Lần đầu tiên, ba ngạch pháp chế viên được chuẩn hóa rõ ràng về chức trách, năng lực, điều kiện bổ nhiệm và nâng ngạch, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức pháp chế trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước. Việc nắm vững nội dung Thông tư 03/2025/TT-BTP là cơ sở quan trọng để cán bộ, công chức pháp chế hoạch định sự nghiệp, xác định lộ trình công tác và nâng cao năng lực bản thân. /.

Phương Trâm
  • Quy định mới về tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã

    Ngày 9/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và cổng Dịch vụ công quốc gia. Theo đó, Nghị định quy định cụ thể việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã.

  • Quy định về Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình

    Ngày 21/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2025/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 46 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Lưu trữ theo hướng hiện đại hóa, số hóa và bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số

    Ngày 03/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ năm 2024. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý tài liệu lưu trữ theo hướng hiện đại hóa, số hóa và bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số. Một số điểm mới nổi bật của Nghị định số 113/2025/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH PHÁP CHẾ VIÊN

    Ngày 31/3/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2025 và được áp dụng đối với đội ngũ công chức công tác trong lĩnh vực pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.

  • QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

    Ngày 26 tháng 5 năm 2025, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 28/2025/TT-BTC nhằm hướng dẫn cụ thể mức chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là một bước cụ thể hóa các quy định trong Luật Thi đua, Khen thưởng, góp phần nâng cao tính minh bạch, thống nhất và hiệu quả trong quá trình sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị trên cả nước. 

  • Quy định về xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên

    Ngày 31/3/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Theo đó, quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên cao cấp, pháp chế viên chính và pháp chế viên đối với các đối tượng là công chức các ngạch pháp chế viên tại các bộ, cơ quan ngang bộ (bao gồm cả các Cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ), cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

  • Những điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

    Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 với nhiều nội dung đổi mới và hoàn thiện hơn so với Luật Thuế GTGT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016). Những thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo công bằng trong thực thi chính sách thuế trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ. Một số điểm mới đáng chú ý như sau:

  • Quy định mới về quản lý dữ liệu y tế

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2025 về quy định quản lý dữ liệu y tế. Nghị định này có một số nội dung đáng chú ý như sau:

  • Thông tư 05/2025/TT-BNV: Chuẩn hóa toàn diện nghiệp vụ lưu trữ tài liệu số

    Ngày 16/5/2025, Bộ Nội vụ  ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BNV quy định chi tiết nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số. Đây là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lưu trữ năm 2024, thay thế và cập nhật nhiều quy định đã lỗi thời trong lĩnh vực lưu trữ hiện đại.

  • Quy định mới về văn bản công chứng điện tử từ ngày 01/7/2025

    Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trong đó quy định về văn bản công chứng điện tử.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vận hành: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Số 11, Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông

- Điện thoại: 02613.543140 - Fax: 02613.543140 - Email: pbgdpl.stp@daknong.gov.vn

Trưởng Ban biên tập: Ông TrầnThanh Tài - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

 ipv6 ready