Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011 trong thực hiên chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực lưu trữ trong gia đoạn mới.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011 trong thực hiên chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực lưu trữ trong gia đoạn mới.
Kho lưu trữ được sắp xếp hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc
Trên cơ sở kế thừa những quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, Ngày 21/6/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) năm 2024 với những điểm mới cơ bản như sau:
1. Bổ sung chương về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt: Luật bổ sung một chương mới quy định cụ thể về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, bao gồm tiêu chí xác định, chế độ quản lý, bảo quản và phát huy giá trị. Điều này nhằm bảo đảm việc bảo tồn và phát huy giá trị của những tài liệu có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt quan trọng đối với đất nước.
2. Quy định rõ hơn về tài liệu lưu trữ điện tử: Luật cập nhật các quy định về tài liệu lưu trữ điện tử, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Các quy định này bao gồm việc tạo lập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực và khả năng truy cập của tài liệu.
3. Tăng cường quản lý nhà nước về lưu trữ: Luật quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý tài liệu lưu trữ. Đồng thời, luật cũng tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động lưu trữ.
4. Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ: Luật quy định rõ 5 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ, sử dụng tài liệu. Cản trở quyền tiếp cận, sử dụng hợp pháp tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài, ra ngoài lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử trái quy định của pháp luật...
5. Quy định ngày Lưu trữ Việt Nam: Luật lần này quy định lấy ngày 03 tháng 01 hằng năm là Ngày Lưu trữ Việt Nam.
6. Bổ sung tài liệu lưu trữ tư vào Phông lưu trữ quốc gia: Luật Lưu trữ năm 2024 bổ sung tài liệu lưu trữ tư vào thành phần Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam để bảo đảm Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam
7. Quy định hoạt động dịch vụ lưu trữ: Luật Lưu trữ năm 2024, quy định về các hoạt động dịch vụ lưu trữ và khẳng định các hoạt động dịch vụ lưu trữ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
8. Tầm quan trọng của Luật Lưu trữ năm 2024: Luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu của thời đại số. Luật góp phần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.
Luật Lưu trữ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.