Ngày 13 tháng 01 năm 2025, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BYT về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế.
Ngày 13 tháng 01 năm 2025, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BYT về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế.
Thông tư này áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y, dược cổ truyền; thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản và các lĩnh vực y tế khác theo quy định của pháp luật. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau: Giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần; giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành y tế.

Theo đó, Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp địa phương hoặc theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp Trung ương trong trường hợp vụ việc xảy ra tại chính địa phương đó. Bộ Y tế tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại và giám định lại lần thứ hai theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp Trung ương. Các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp.
Thông tư số 03/2025/TT-BYT cũng quy định Bộ Y tế, Sở Y tế và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có quyền từ chối thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp sau:
+ Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;
+ Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp: Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi; Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp: Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng; Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Hoặc nội dung trưng cầu giám định, yêu cầu giám định không thuộc lĩnh vực y tế quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BYT.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025./.