image banner
Mỗi gia đình, cá nhân cần hiểu rõ quy định của pháp luật về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt để góp phần bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 75 của Luật này quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt 

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 75 của Luật này quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt (trong đó Khoản 1 phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024) như sau:

          - Khoản 1: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

          + Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

          + Chất thải thực phẩm;

          + Chất thải rắn sinh hoạt khác.

          - Khoản 3: Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:

          + Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

          + Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

          - Khoản 4: Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

          + Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

          + Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

          + Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

          + Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

          - Khoản 5: Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân ở đô thị.

Anh-tin-bai

Nhiều nơi vẫn đang lúng túng, chưa thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Ảnh: Tâm Nhi.

 

Từ ngày 01/01/2025, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt theo Khoản 1, Điều 26, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, số tiền phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, mỗi gia đình, cá nhân cần biết và thực hiện nghiêm túc quy định của  pháp luật về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt để góp phần bảo vệ môi trường và tránh bị xử phạt.

Tâm Nhi.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vận hành: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Số 11, Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông

- Điện thoại: 02613.543140 - Fax: 02613.543140 - Email: pbgdpl.stp@daknong.gov.vn

Trưởng Ban biên tập: Ông TrầnThanh Tài - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

 ipv6 ready