image banner
ÁN LỆ SỐ 66/2023/AL: HÀNH VI “MUA BÁN NGƯỜI” ẨN SAU CHIÊU BÀI LẤY CHỒNG NGOẠI
Nội dung vụ án: Một hành trình tưởng đổi đời, hóa ra đổi phận Vụ án bắt đầu từ một lời mời gọi tưởng chừng như vô hại: “Hiện có rể người Trung Quốc muốn lấy vợ Việt Nam, có cô dâu nào thật lòng muốn lấy chồng, tìm kiếm hạnh phúc thì liên hệ". Đây là nội dung mà Trịnh Thị H – bị cáo trong vụ án – đã đăng tải trên mạng xã hội, sau khi nhận lời từ một phụ nữ tên T đang sống ở Trung Quốc, rằng nếu đưa được phụ nữ Việt sang làm vợ người Trung Quốc, H sẽ được trả 4 vạn nhân dân tệ (tương đương khoảng 120 triệu đồng).

Nội dung vụ án: Một hành trình tưởng đổi đời, hóa ra đổi phận

Vụ án bắt đầu từ một lời mời gọi tưởng chừng như vô hại: “Hiện có rể người Trung Quốc muốn lấy vợ Việt Nam, có cô dâu nào thật lòng muốn lấy chồng, tìm kiếm hạnh phúc thì liên hệ". Đây là nội dung mà Trịnh Thị H – bị cáo trong vụ án – đã đăng tải trên mạng xã hội, sau khi nhận lời từ một phụ nữ tên T đang sống ở Trung Quốc, rằng nếu đưa được phụ nữ Việt sang làm vợ người Trung Quốc, H sẽ được trả 4 vạn nhân dân tệ (tương đương khoảng 120 triệu đồng).

Chị Nguyễn Thị N1, sinh năm 1991, trú tại Hải Dương, là người đã tiếp cận thông tin đó thông qua một người quen. Dù gia đình chị N1 không đồng ý cho chị sang Trung Quốc kết hôn, chị vẫn quyết tâm theo đuổi “giấc mơ đổi đời”. H và mẹ nuôi là Đặng Thị C đã lên kế hoạch đưa chị N1 sang Trung Quốc bằng đường “chui” qua biên giới Lạng Sơn.

Ngày 08/01/2020, sau khi đưa chị N1 vượt biên và đến tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), C đã giao chị N1 cho một người đàn ông Trung Quốc để "xem mặt". Tuy nhiên, chị N1 từ chối kết hôn vì không đúng người như đã hứa. Bị cáo H nói nếu không đồng ý, chị phải trả lại toàn bộ chi phí. Chị N1 vì lo sợ đã ở lại tạm thời, nhưng sau đó bỏ trốn đến Quảng Tây, trình báo Công an Trung Quốc để được đưa về nước. Ngày 26/3/2020, chị được phía Trung Quốc bàn giao lại cho lực lượng biên phòng Việt Nam tại Móng Cái, Quảng Ninh.

Anh-tin-bai

Ảnh minh hoạ: Người dân nghiên cứu quy định của Bộ luật Hình sự

 

Nhận định của tòa án: Bản chất lừa gạt và mua bán con người phải gọi đúng tên

Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định rõ: H và C không phải người có chức năng môi giới hôn nhân hợp pháp, cũng không có mục đích tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Bản chất hành vi là lợi dụng việc kết hôn để đưa người sang nước ngoài, sau đó giao cho người khác nhằm đổi lấy tiền, thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Mua bán người”.

H và C đã sử dụng thủ đoạn gian dối: vẽ nên viễn cảnh lấy chồng sung sướng, được sính lễ, có thể gửi tiền về nhà… để khiến nạn nhân tin tưởng tự nguyện ra đi. Tuy nhiên, đằng sau là một kế hoạch có tính toán, với sự phân công cụ thể: H thực hiện tìm người, tổ chức đi lại; C thực hiện phiên dịch, đưa người, nhận tiền.

Tòa án nhấn mạnh: chị N1 bị xem như một đối tượng trao đổi, đưa sang nước ngoài rồi giao cho bên thứ ba để nhận tiền. Đây không còn là hành vi hỗ trợ kết hôn hay tổ chức xuất cảnh trái phép, mà là hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, quyền tự do con người – đúng với bản chất của tội “Mua bán người” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015.

Các tình tiết giảm nhẹ như ăn năn hối cải, bồi thường đầy đủ, hoàn cảnh gia đình khó khăn… đã được Tòa án xem xét. Kết quả: Trịnh Thị H bị xử phạt 08 năm tù; Đặng Thị C bị xử phạt 06 năm tù.

Nội dung án lệ: Gọi đúng tội, đặt đúng tên cho một hành vi phạm pháp

Án lệ số 66/2023/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua với nội dung cốt lõi như sau:

Trường hợp có hành vi lừa gạt, hứa hẹn về lợi ích để nạn nhân tự nguyện ra nước ngoài, sau đó giao cho người khác để nhận tiền, thì hành vi đó phải được xác định là “Mua bán người” theo Điều 150 Bộ luật Hình sự, không phải “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo Điều 349.

Án lệ đã khẳng định rõ ranh giới giữa các tội danh liên quan đến việc đưa người ra nước ngoài: Nếu có yếu tố mua bán, đổi lợi ích lấy con người, thì phải truy tố theo đúng bản chất là “mua bán người”, không được “hạ nhẹ” thành tội khác có mức độ nguy hiểm thấp hơn.

Bài  học rút ra: cảnh giác trước những lời mời kết hôn qua biên giới

Án lệ số 66/2023/AL là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người có ý định kết hôn với người nước ngoài thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội, đặc biệt khi chưa có sự kiểm chứng rõ ràng về mục đích và thông tin cá nhân của các bên liên quan. Nhiều trường hợp tưởng như là cơ hội để thay đổi cuộc sống, nhưng thực chất lại tiềm ẩn rủi ro về an toàn, thậm chí là nhân phẩm và quyền tự do cá nhân.

Từ góc độ pháp luật, nếu một người thực hiện hành vi đưa người khác ra nước ngoài dưới danh nghĩa kết hôn, nhưng mục đích thật sự là để nhận tiền hoặc lợi ích từ việc giao người cho bên thứ ba, thì hành vi đó bị xem là “mua bán người”. Dù nạn nhân có đồng ý hay không, hành vi này vẫn vi phạm pháp luật hình sự và bị xử lý nghiêm khắc theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự. Pháp luật bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm của mỗi cá nhân. Mọi hành vi lợi dụng sự nhẹ dạ, hoàn cảnh khó khăn hoặc mong muốn cải thiện cuộc sống của người khác để trục lợi đều là hành vi trái pháp luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm./.
Phương Trâm
  • Con dưới 36 tháng tuổi nhất định phải giao mẹ nuôi?

    Trong các vụ án ly hôn, việc xác định người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi luôn là một vấn đề nhạy cảm, đặt ra những cân nhắc sâu sắc về cả mặt pháp lý lẫn tình cảm. Thông thường trên thực tế, dường như có một quan niệm “mặc định” rằng người mẹ sẽ là lựa chọn ưu tiên để trực tiếp chăm sóc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Suy nghĩ này phần nào đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người trong thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, Án lệ số 54/2022/AL đã mở ra trường hợp ngoại lệ cụ thể, với góc nhìn khách quan hơn: “Không phải trong mọi trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi đều bắt buộc phải do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng”. Mọi quyết định cuối cùng phải tôn trọng và hướng tới lợi ích tốt nhất của đứa trẻ, đặt sự phát triển toàn diện và đặt hạnh phúc của con lên hàng đầu.

  • Tranh chấp hợp đồng đặt cọc - Bài học về sự rõ ràng và cẩn trọng trong giao dịch đất đai

    Thỏa thuận đặt cọc là một bước đệm quan trọng, thể hiện cam kết của các bên trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu thiếu đi sự rõ ràng và cẩn trọng, chính sự cam kết ban đầu này có thể trở thành khởi nguồn của những tranh chấp kéo dài, gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc cho các bên liên quan. Bản án số 69/2025/DS-PT ngày 15/04/2025 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đắk Nông về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” là một ví dụ điển hình, mang đến những bài học quý giá cho người dân khi tham gia các giao dịch liên quan đến đất đai.

  • Công tác xây dựng pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế

    Công tác xây dựng pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế là quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30 tháng 4 năm 2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Quan điểm trên được đặt ra trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi mang tính thời đại, để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển bứt phá, giàu mạnh, hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng; cùng với việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế "hai con số", công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được đổi mới căn bản, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

  • ÁN LỆ SỐ 66/2023/AL: HÀNH VI “MUA BÁN NGƯỜI” ẨN SAU CHIÊU BÀI LẤY CHỒNG NGOẠI

    Nội dung vụ án: Một hành trình tưởng đổi đời, hóa ra đổi phận Vụ án bắt đầu từ một lời mời gọi tưởng chừng như vô hại: “Hiện có rể người Trung Quốc muốn lấy vợ Việt Nam, có cô dâu nào thật lòng muốn lấy chồng, tìm kiếm hạnh phúc thì liên hệ". Đây là nội dung mà Trịnh Thị H – bị cáo trong vụ án – đã đăng tải trên mạng xã hội, sau khi nhận lời từ một phụ nữ tên T đang sống ở Trung Quốc, rằng nếu đưa được phụ nữ Việt sang làm vợ người Trung Quốc, H sẽ được trả 4 vạn nhân dân tệ (tương đương khoảng 120 triệu đồng).

  • Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong trường hợp sáp nhập tỉnh

    Theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Công văn số 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong thời gian tới, sẽ tiến hành thực hiện sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh và đề ra lộ trình “Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và hoàn thành trước ngày 30/6/2025”.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vận hành: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Số 11, Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông

- Điện thoại: 02613.543140 - Fax: 02613.543140 - Email: pbgdpl.stp@daknong.gov.vn

Trưởng Ban biên tập: Ông TrầnThanh Tài - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

 ipv6 ready