image banner
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt từ ngày 01/7/2024
Ngày 15/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, tại Điều 8 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm:

     1. Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

     2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.

     3. Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.

     4. Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.

     5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử.

     6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

     7. Thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

     8. Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

     9. Tẩy xóa, thay đổi nội dung, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, làm giả Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

     10. Ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

     11. Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

     12. Hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

     13. Chủ tài khoản thanh toán có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng cung cấp thông tin hoặc cam kết không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

     Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 và thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016; bãi bỏ Điều 3 của Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019tháng 02 năm 2019.

 

Hoàng Oanh
  • Quy định mới về tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã

    Ngày 9/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và cổng Dịch vụ công quốc gia. Theo đó, Nghị định quy định cụ thể việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã.

  • Quy định về Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình

    Ngày 21/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2025/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 46 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Lưu trữ theo hướng hiện đại hóa, số hóa và bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số

    Ngày 03/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2025/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ năm 2024. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý tài liệu lưu trữ theo hướng hiện đại hóa, số hóa và bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số. Một số điểm mới nổi bật của Nghị định số 113/2025/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH PHÁP CHẾ VIÊN

    Ngày 31/3/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2025 và được áp dụng đối với đội ngũ công chức công tác trong lĩnh vực pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.

  • QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

    Ngày 26 tháng 5 năm 2025, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 28/2025/TT-BTC nhằm hướng dẫn cụ thể mức chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là một bước cụ thể hóa các quy định trong Luật Thi đua, Khen thưởng, góp phần nâng cao tính minh bạch, thống nhất và hiệu quả trong quá trình sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị trên cả nước. 

  • Quy định về xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên

    Ngày 31/3/2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2025/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên. Theo đó, quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên cao cấp, pháp chế viên chính và pháp chế viên đối với các đối tượng là công chức các ngạch pháp chế viên tại các bộ, cơ quan ngang bộ (bao gồm cả các Cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ), cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

  • Những điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

    Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 với nhiều nội dung đổi mới và hoàn thiện hơn so với Luật Thuế GTGT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016). Những thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo công bằng trong thực thi chính sách thuế trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ. Một số điểm mới đáng chú ý như sau:

  • Quy định mới về quản lý dữ liệu y tế

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2025 về quy định quản lý dữ liệu y tế. Nghị định này có một số nội dung đáng chú ý như sau:

  • Thông tư 05/2025/TT-BNV: Chuẩn hóa toàn diện nghiệp vụ lưu trữ tài liệu số

    Ngày 16/5/2025, Bộ Nội vụ  ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BNV quy định chi tiết nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số. Đây là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lưu trữ năm 2024, thay thế và cập nhật nhiều quy định đã lỗi thời trong lĩnh vực lưu trữ hiện đại.

  • Quy định mới về văn bản công chứng điện tử từ ngày 01/7/2025

    Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trong đó quy định về văn bản công chứng điện tử.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vận hành: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Số 11, Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông

- Điện thoại: 02613.543140 - Fax: 02613.543140 - Email: pbgdpl.stp@daknong.gov.vn

Trưởng Ban biên tập: Ông TrầnThanh Tài - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

 ipv6 ready