image banner
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
Ngày 7/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên các trường phổ thông và dự bị đại học. Thông tư này đưa ra những điều chỉnh quan trọng về thời gian làm việc, định mức tiết dạy và các chế độ giảm giờ giảng cho giáo viên kiêm nhiệm.

Ngày 7/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên các trường phổ thông và dự bị đại học. Thông tư này đưa ra những điều chỉnh quan trọng về thời gian làm việc, định mức tiết dạy và các chế độ giảm giờ giảng cho giáo viên kiêm nhiệm.

Thời gian làm việc của giáo viên: Theo quy định mới, thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên các trường phổ thông là 42 tuần, bao gồm:

·        37 tuần giảng dạy (gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng);

·        03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

·        02 tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

Đối với giáo viên các trường dự bị đại học, thời gian làm việc cũng là 42 tuần, nhưng được phân bổ theo kế hoạch cụ thể của từng trường, trong đó có 28 tuần giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục, 12 tuần bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sẽ thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền.

Định mức tiết dạy của giáo viên: Thông tư quy định rõ định mức tiết dạy trung bình hằng tuần cho giáo viên như sau:

·        Giáo viên tiểu học: 23 tiết;

·        Giáo viên trung học cơ sở: 19 tiết;

·        Giáo viên trung học phổ thông: 17 tiết;

·        Giáo viên trường dự bị đại học: 12 tiết;

·        Giáo viên phụ trách Tổng đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: từ 2 - 8 tiết tùy theo quy mô trường học.

Ngoài ra, giáo viên các trường dân tộc nội trú, bán trú và các lớp dành cho người khuyết tật có định mức tiết dạy riêng, đảm bảo phù hợp với đặc thù công tác giáo dục.

Chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm: Giáo viên đảm nhận các công việc chuyên môn sẽ được giảm định mức tiết dạy, cụ thể:

·        Giáo viên chủ nhiệm lớp phổ thông: giảm 4 tiết/tuần;

·        Giáo viên chủ nhiệm lớp dự bị đại học: giảm 3 tiết/tuần;

·        Tổ trưởng chuyên môn: giảm 3 tiết/tuần; tổ phó: giảm 1 tiết/tuần;

·        Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học: giảm 6 tiết/tuần, phó trưởng phòng: giảm 5 tiết/tuần;

·        Giáo viên phụ trách phòng học bộ môn hoặc thiết bị giáo dục: giảm 3 tiết/tuần.

Hiệu lực thi hành: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 22/4/2025, áp dụng cho tất cả các trường phổ thông và dự bị đại học trên toàn quốc.

Với những điều chỉnh mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Lê Giáp
  • Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025

    Ngày 02/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo đó, nghị định quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cụ thể:

  • Doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP ngày 13/4/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G, cụ thể:

  • Bổ sung một số trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện

    Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BCT ngày 01 tháng 02 năm 2025 quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện. Thông tư này đã quy định cụ thể hơn cũng như bổ sung thêm các trường hợp ngừng, giảm cung cấp điện đã được quy định tại Luật Điện lực năm 2024 (Điều 48, Điều 49…).

  • Giảm thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công kể từ ngày 08/4/2025

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công năm 2024, quy định thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đã giảm tương đối nhiều, cụ thể như sau:

  • Những quy định mới về bảo hiểm y tế áp dụng từ năm 2025

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, sẽ áp dụng một số thay đổi quan trọng về quy định chi phí khám chữa bệnh. Theo đó, có một số chi phí sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán, tuy nhiên, nhiều trường hợp không được hưởng BHYT như sau:

  • Xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý tài sản của Nhà nước

    Ngày 01/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và thay thế Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. So với quy định trước đây, Nghị định số 77/2025/NĐ-CP mở rộng phạm vi, không chỉ điều chỉnh thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân mà còn quy định chi tiết về thủ tục xử lý tài sản sau khi xác lập quyền sở hữu, như chuyển giao, tiêu hủy, hoặc bán tài sản.

  • Quy định mới về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế

    Ngày 13 tháng 01 năm 2025, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BYT về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế.

  • Những điểm mới của Luật Lưu trữ (sửa đổi) năm 2024

    Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011 trong thực hiên chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực lưu trữ trong gia đoạn mới.

  • Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh: điểm mới cần lưu ý

    Ngày 01/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó nội dung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là QPPL) cấp tỉnh có một số nội dung mới đáng lưu ý như sau:

  • Quy định mới về áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn trong xử phạt vi phạm hành chính

    Ngày 18/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 về xử lý vi phạm hành chính. Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định này là quy định việc áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn, cụ thể như sau:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vận hành: Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Số 11, Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông

- Điện thoại: 02613.543140 - Fax: 02613.543140 - Email: pbgdpl.stp@daknong.gov.vn

Trưởng Ban biên tập: Ông TrầnThanh Tài - Phó Giám đốc Sở Tư pháp

 ipv6 ready